Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Vì sao doanh nghiệp của bạn phải trở thành mạng xã hội


[SCT] - Thông tin, trí tuệ và sáng tạo là những nhân tố không thể thiếu cho những tổ chức mới, và đó là lý do tại sao chúng ta nên tìm mọi cách để phát triển chúng.


Mạng xã hội đang cho thấy sức mạnh của nó. Peter Hinssen vừa có một bài viết trên trang LinkedIn về việc tại sao áp dụng mạng xã hội vào doanh nghiệp là rất cần thiết.

 
Gần đây tôi có đăng một bài trên LinkedIn đưa ra dự đoán rằng các tổ chức cần phải trở thành một mạng xã hội nếu muốn tồn tại. Hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong một thế giới nơi mà môi trường ngoài công ty đã dần trở thành một mạng lưới thông tin. Nếu bên ngoài là mạng lưới, thì bên trong cũng phải trở thành một mạng lưới.
Tôi sẽ giải thích tại sao mạng xã hội sẽ trở thành hướng đi cho những tổ chức trong tương lai, và tại sao một mô hình công ty theo kiểu mạng xã hội sẽ hoạt động hiệu quả hơn mô hình truyền thống.

1. Thông tin truyền đi nhanh hơn trong mạng xã hội

Chúng ta đang sống trong một cuộc cách mạng thông tin. Việc tiếp cận thông tin xảy ra ở mọi nơi, thông tin truyền đi nhanh hơn bất kì lúc nào và điều tất yếu là nó cũng trở nên lỗi thời nhanh chóng.
Big Data đã trở thành một chủ đề nóng trong thời gian gần đây. Tôi nghĩ, bản chất của nó không phải là một khối lượng thông tin lớn mà là tốc độ. Sự thay đổi lớn nhất đang diễn ra là thông tin đã từng được “chứa đựng”, nhưng giờ đây nó được “truyền đi”.
Thế mạnh của mạng xã hội khi được áp dụng vào mô hình tổ chức công ty là thông tin sẽ truyền đi nhanh hơn là theo kiểu phân cấp truyền thống. Nó kết nối thông tin từ những hồ nhỏ thành một dòng thông tin chảy xuyên suốt trong tổ chức. Những doanh nghiệp ngày nay cần những dòng thông tin này để đáp ứng được những đòi hỏi về sự nhanh chóng của xã hội.
Nói một cách đơn giản, chúng ta đều biết rằng những chuyện tầm phào thường được lan truyền nhanh hơn bất kì thông tin “chính thức” nào trong công ty.


2.    Thông tin được lọc nhanh hơn trong mạng xã hội

Lý do thứ hai liên quan đến trí tuệ. Thông tin chỉ là một phần của bức tranh, kiến thức và trí tuệ lọc ra từ nguồn thông tin đó mới thực sự quan trọng. Như Clay Shriky đã quan sát, hầu hết các công ty không gặp phải tình huống thừa thông tin, họ đối mặt với sự thất bại trong việc lọc thông tin: chúng ta không có những bộ lọc thông tin hiệu quả nên đã mất đi lượng kiến thức quan trọng chứa đựng trong nguồn thông tin đó.
Đây không phải là một vấn đề mới. Năm 1982, John Naisbitt đã nhắc đến trong cuốn sách Mega Trends của ông rằng các công ty “sẽ bị thừa thông tin nhưng đói kiến thức”.
Cái chúng ta thấy được từ những mạng xã hội bên ngoài công ty là một bộ lọc cực kỳ hiệu quả. Những phản hồi đươc đưa ra trên mạng xã hội, việc đánh giá những người tham gia và bình luận trên những chủ đề đem cũng là một bộ lọc hiệu quả.
Doanh nghiệp nên khai thác thế mạnh đó của mạng xã hội để lọc ra được những kiến thức quý giá trong thông tin một cách nhanh chóng.

3.    Sáng tạo truyền đi nhanh hơn trong mạng xã hội

Thế giới đang bị ám ảnh bởi sự đổi mới. Thậm chí, việc đuổi theo cái gọi là “mới của mới” đang diễn ra khắp nơi. Nhưng nhiều tổ chức nhận thấy rằng sự trì trệ đang kéo họ xuống, và họ không thể cạnh tranh trong cuộc đua tốc độ này.
Họ có rất nhiều nhân tài trong công ty nhưng lại đang bị bó buộc trong một cấu trúc cứng nhắc. Sự điều hành theo kiểu cấp bậc lỗi thời không phải là một kết hợp lý tưởng với việc phải duy trì sự đổi mới trong tổ chức.
Chúng ta thấy nhiều bằng chứng cho việc này khi nhìn vào những gì đang diễn ra, Kodak không phải là một công ty chỉ toàn những kẻ ngu ngốc, và Polaroid cũng vậy. Nhiều công ty là tập hợp của rất nhiều người tài nhưng lại không thể hiện hết tài năng của mình chỉ vì một hệ thống phân cấp lỗi thời.
Lý do thứ ba nhấn mạnh rằng sự sáng tạo được truyền đi nhanh hơn trong mạng xã hội. Mỗi cá nhân là một sự sáng tạo, chính tính đa dạng của mạng xã hội sẽ tạo nên sự hợp tác và kết nối những sự sáng tạo ấy. Công ty có thể tận dụng sức mạnh của mạng xã hội giúp sự sáng tạo truyền đi nhanh hơn.
Theo: Theo Peter Hinssen, LinkedI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét