Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Quí 4/2012 - Amazon giảm lợi nhuận gần 1 nửa


[SCT] - Tập đoàn thương mại điện tử Amazon vừa công bố kết quả tài chính Q4/2012 của mình, mặc dù doanh số bán hàng tăng nhưng lợi nhuận của hãng đã giảm gần một nửa.
Giám đốc điều hành Jeff Bezos của Amazon.
Theo đó, thu nhập ròng của Amazon đã giảm tới 45% so với cùng kì năm ngoái, từ 177 triệu USD vào năm 2011 (38 cent/cổ phiếu) còn 97 triệu USD (21 cent/cổ phiếu) vào năm 2012. Tuy nhiên, kết thúc quý vào ngày 31/12, doanh số bán hàng của Amazon vẫn tăng trưởng 2 con số với 22% tương đương 21,27 tỉ USD bao gồm 12,2 tỉ USD của khu vực Bắc Mỹ và 9,1 tỉ tại các khu vực khác trên thế giới.
 Ảnh
Trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư của phố Wall đã bày tỏ sự dè dặt trước động thái đầu tư cao của Amazon do lo ngại nó sẽ tác động đến lợi nhuận. Và những lo ngại đó càng có cơ sở hơn khi mặc dù chi phí hoạt động của hãng tăng 22% nhưng phần trăm doanh thu đã giảm từ 79,3% xuống còn 75,8% so với cùng kì năm 2011. Tuy vậy, tỉ suất lợi nhuận hoạt động đã có dấu hiệu cải thiện khi đã tăng từ 1,3% lên 1,9%.
Cổ phiếu Amazon đã tăng đáng kể sau báo cáo này và chốt phiên giao dịch ở mức 260 USD/CP.
"Chúng tôi đang nhìn thấy quá trình chuyển đổi như đã mong đợi, đặc biệt là sách điện tử. Sau 5 năm, sách điện tử đã phát triển nhanh chóng với việc tăng khoảng 70% so với năm ngoái. Ngược lại, doanh số bán sách giấy của chúng tôi có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất trong 17 năm qua với 5%. Chúng tôi cũng rất vui mừng và biết ơn khi khách hàng lựa chọn các thiết bị mang nhãn hiệu Kindle của Amazon", Giám đốc điều hành Jeff Bezos cho biết.
Nguồn: CNET

Lý do để tạm đóng cửa Facebook


[SCT] - Trong thế giới ngày nay, có một thực tế là: Nếu một điều gì đó xảy ra mà bạn không đăng tải lên Facebook thì đồng nghĩa với việc nó... chưa hề xảy ra. Thậm chí, nhiều người còn nói vui rằng người nào không dùng mạng xã hội cũng giống như là không có bạn vậy.

Mặc dù chỉ là nói đùa nhưng điều đó cũng không phải không đúng. Rõ ràng, Facebook đang có tác động rất lớn đối với cuộc sống của con người hiện nay. Giao lưu, kết nối, duy trì quan hệ là những mặt tích cực không thể phủ nhận của mạng xã hội. Tuy nhiên, bất kể điều gì cũng mang tính chất hai mặt và mặt tiêu cực mà Facebook mang lại cũng không phải là ít. Đó chính là lúc bạn nên tạm "đóng cửa" Facebook và tìm đến những thú vui khác.

1. Nghiện Facebook một cách vô thức

Cũng giống như bất kỳ một chất gây nghiện nào khác, việc "phải lòng" mạng xã hội và không thể dứt ra được là chuyện... hết sức bình thường. Truy cập Facebook hằng ngày, hằng giờ đã trở thành một thói quen khó bỏ với rất nhiều người. Tuy nhiên, khác với việc nghiện thuốc lá hay các chất kích thích khác, nghiện Facebook khó phát hiện hơn rất nhiều. Có nghĩa là bạn gần như không hề nhận thức được rằng bạn bị Facebook lôi cuốn, ảnh hưởng đến mức nào. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, trung bình mỗi ngày phái nữ dành 81 phút online Facebook, trong khi phái nam cũng dành 64 phút tiêu khiển trên mạng xã hội này.
Seth Fiegerman, phóng viên của trang Mashable so sánh Facebook cũng giống như thẻ tín dụng, nó luôn thôi thúc khiến bạn phải dành nhiều thời gian dán mắt vào màn hình lâu hơn dự định ban đầu của bạn. Vì thế, cách khôn ngoan là bạn hãy tự mình tránh xa Facebook trước khi bị nó chi phối và hoàn toàn mất kiểm soát.

2. Lòng tự trọng bị tổn thương

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh những người dùng Facebook (đặc biệt là phái nữ) thường cảm thấy tự ti về bản thân khi nhìn ảnh của bạn bè trên trang cá nhân của họ.
Hơn một nửa trong số 600 người tham gia khảo sát trả lời rằng khi nhìn những album ảnh của bạn bè, họ luôn ao ước có được vẻ ngoài hoàn hảo, thân hình cân đối như những người trong ảnh. Điều này đã vô tình tạo ra những tâm trạng tiêu cực đối với những người dùng Facebook. Thậm chí có nhiều bạn trẻ còn bị rối loạn cảm xúc do áp lực mà mạng xã hội đem lại.

3. Chuyện tình cảm tan vỡ

Nếu bạn đang... thất tình thì việc cần thiết và nên làm là hãy khóa tài khoản Facebook cá nhân của mình lại. Không ai muốn đọc những dòng cập nhật trạng thái mang đầy tâm trạng đau khổ, u uất nói về một mối tình đã qua của bạn. Rõ ràng là bản thân bạn cũng như vậy.
Hơn nữa, đây cũng là cách giúp bạn có thể quên người yêu cũ nhanh hơn sau khi quan hệ đổ vỡ, bởi lẽ bạn sẽ không có cơ hội để lén theo dõi nhất cử nhất động của đối phương trên Facebook nữa.

4. Thói ghen tị xấu xí

Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng Facebook chính là nguyên nhân làm bùng phát thói ghen tị cố hữu trong mỗi con người. Hầu hết những người sử dụng mạng xã hội có xu hướng đăng tải những gì đẹp nhất, tốt nhất, lý tưởng nhất mà quên đi những mặt xấu. Liên tiếp đọc những dòng cập nhật trạng thái tràn ngập hạnh phúc hay xem những bức ảnh đẹp đến hoàn hảo, những món ăn ngon, những chuyến đi du lịch nay đây mai đó có thể khiến bạn cảm thấy bi quan và so sánh tại sao bản thân mình không được như những người đó. Thậm chí, những status hay những bức ảnh của bạn bè bạn nhận được nhiều "like" và bình luận hơn cũng khiến bạn nảy sinh lòng đố ký.
Vì thế, khi nhận thấy thói xấu này đang nhen nhóm nổi lên, cách tốt nhất bạn hãy tạm khóa tài khoản Facebook một thời gian và tìm lại sự cân bằng trong chính cuộc sống thực của mình.

5. Tập trung thi cử

"Nước đến chân mới nhảy" chính là "phong cách" của hầu hết học sinh, sinh viên. Vì thế khoảng thời gian ôn thi ngắn ngủi cần phải có sự quyết tâm và tập trung cao độ nhất. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể làm nổi điều đó nếu Facebook vẫn kè kè ở bên.
Khóa tài khoản Facebook trong thời kỳ ôn thi là một việc khó khăn hơn rất nhiều so với thường ngày bởi bạn sẽ có cảm giác như bị cô lập với thế giới vậy. Nhưng dù khó đến mấy thì đây là việc cần thiết phải làm. Nếu bạn không đủ sức cưỡng lại sự cám dỗ của Facebook, hãy nhờ một người mà bạn tin tưởng thay đổi mật khẩu tài khoản của bạn và sẽ chỉ trả lại bạn sau khi kỳ thi kết thúc.

6. Bảo vệ những bí mật riêng tư

Vấn đề riêng tư luôn là mối quan tâm lớn của những người dùng mạng xã hội. Nhưng tính năng bảo mật của Facebook vẫn chưa đủ an toàn để có thể giữ kín như bưng mọi bí mật của bạn. Điển hình là công cụ tìm kiếm Graph Search mới được Facebook phát hành có thể dễ dàng "đào bới" mọi dữ liệu mà bạn đã từng đăng tải. Do đó, nếu khóa Facebook, mọi bí mật của bạn sẽ được bảo toàn.
Minh Minh/baomoi

“Dấu chân điện tử” trên mạng xã hội


[SCT] - Dù có nhận ra hay không, Internet thực sự làm ta khó có thể quên đi những việc đã xảy ra. Đây không phải là một nhận định phiếm diện vì gần như mọi thứ chúng ta phát biểu và chia sẻ trên Internet đều được lưu giữ lại.
Hãy thử nhớ lại tối qua bạn đã nói gì về cô bạn gái cũ trên trang cá nhân? Hay một tấm hình chụp bạn đang say sưa tại đám cưới của ông chú được chia sẻ? Dù là giấc mơ đẹp hay cơn ác mộng, Internet đều lặng lẽ lưu giữ lại những khoảng khắc này khi bạn có thứ gì đó để chia sẻ. Tài khoản cá nhân, hình ảnh, video, hay những cuộc chuyện trò... tất cả đều trở thành những dấu vết và chứng tích của bạn trên Internet. Và chúng tôi gọi đó là "Dấu chân điện tử". Bạn càng có nhiều tương tác, thì dấu chân bạn để lại càng nhiều.
dau chan mxh
Trong thế giới thương mại điện tử, "Dấu chân điện tử" là một tài sản rất có giá trị! Đối với các chuyên gia tiếp thị hay kinh doanh trên mạng, "Dấu chân điện tử" chính là chìa khóa mở ra một kho thông tin vô giá về khách hàng mục tiêu như: thông tin nhân khẩu học, thói quen mua sắm, thói quen lướt web cũng như hành vi tiêu dùng... Nó giúp chúng ta có thể dự đoán liệu khách hàng quan tâm tới vấn đề gì, thường đi mua sắm ở đâu, dành bao nhiêu thời gian cho việc này, họ thích mua sắm thế nào. Và không ít công ty đã kiếm được tiền nhờ tận dụng khai thác những số liệu này và bán chúng cho các công ty khác.
Và bạn sẽ có phản ứng thế nào?
1) Trở nên thận trọng hơn
2) Rời xa mạng xã hội
3) không lựa chọn hai phương án trên vì bạn không quan tâm tới vài dollar công ty nào đó kiếm được từ thông tin của bạn trên Internet.
Nếu đã từng thử xóa đi sự hiện diện của mình trên Internet, bạn sẽ thấy rằng chúng không hề đơn giản. Có rất nhiều thứ cần phải xóa từ tài khoản email, hồ sơ cá nhân trên các trang mạng xã hội, blog, diễn đàn, thậm chí là những hồ sơ lưu trữ về công việc hay bằng cấp...
Và ngộ nhỡ một điều gì đó không may xảy ra và bạn không còn khả năng quản lý những tài khoản cá nhân và thông tin trên Internet nữa, chuyện gì sẽ xảy ra? Theo thống kê của Entrustet, công ty chuyên về hoạch định tài sản kỹ thuật số, chỉ riêng trong 2012 có 2.89 triệu thành viên sử dụng Facebook đã qua đời.
Khi một ai đó bị bệnh hay qua đời, tài khoản mạng xã hội của họ vẫn còn do không ai có thẩm quyền để đăng nhập và gỡ chúng xuống. Và nỗi buồn của bạn bè hay người thân của người đã khuất sẽ bị khơi dậy khi họ lại bắt gặp hình ảnh người đã khuất vẫn còn hiện diện trên Facebook, LinkedIn hay Twitter... Trải nghiệm này có thể rất đau đớn và khó vượt qua. Một số trang mạng sẽ yêu cầu người thân trình giấy chứng tử trước khi xóa tài khoản của người đã mất.
rip facebook

Và nút thắt trên đã được gỡ khi PassedOn được giới thiệu đến với cộng đồng mạng. Giờ đây người dùng không còn phải lo lắng về những vấn đề sẽ xảy ra với dấu chân điện tử của mình trên Internet một khi mình không còn nữa. Vì tính năng và triết lý hoạt động của PassedOn cam kết rằng những tình huống như đã phân tích ở trên sẽ không xảy ra.
PassedOn là nơi bạn có thể đặt niềm tin, tải lên cũng như lưu trữ những tâm tư, mong ước, hình ảnh hay đoạn film cho người mình yêu thương. PassedOn là một ý tưởng website mới, dành cho tất cả mọi người trên toàn thế giới, là nơi bạn có thể tạo ra những "Tâm nguyên đầy cảm xúc". Đó có thể là một thông điệp giản dị từ trái tim, một lời tỏ tình, một câu xin lỗi muộn, hoặc một bí mật được giấu kín đã từ lâu... Tất cả những điều này sẽ được bảo mật tuyệt đối, chia sẻ cho những người được chỉ định, được ấp ủ và lưu giữ mãi mãi.
Khi khởi tạo tài khoản, người dùng có thể lựa chọn hoặc phương án lưu trữ thông tin tài khoản cá nhân trên PassedOn hay tự động gửi thông tin tài khoản cá nhân của họ cho người thân thông qua PassedOn một khi họ không còn hiện diện nữa. Nếu chọn phương án đầu, dấu chân điện tử sẽ được gỡ bỏ một khi người dùng không còn nữa. Còn nếu chọn phương án sau, thì người thân của người dùng sẽ là người đại diện để xóa đi những tài khoản trên mạng xã hội và Internet.
Với tính năng hoàn toàn mới này của PassedOn, người dùng sẽ không còn lo lắng về số mệnh của Dấu chân điện tử một khi họ ra đi. PassedOn trao lại định mệnh Dấu chân điện tử vào lại tay của người dùng, không phải cơ sở dữ liệu của một công ty nào đó. Dù rất đơn giản nhưng lại là giá trị nhân văn và thiết yếu.
Theo Action.vn/TheBusiness

Larry Page đã tạo nên cuộc cách mạng thẩm mỹ Google như thế nào?


[SCT] - Một điều lạ lùng đã bắt đầu xảy ra ngay khi Larry Page nhậm chức CEO vào năm 2011: Google bắt đầu thiết kế những ứng dụng đẹp mắt.

tai thiet ke google , larry page da lam the nao ?

Những thiết kế tuyệt vời không phải là điều mà mọi người vẫn mong đợi từ Google. Công ty đã chọn cách thử nghiệm A/B để tìm ra được màu tốt nhất trong 41 sắc thái khác nhau của màu xanh để làm màu cho đường link thay vì tin tưởng những nhà thiết kế của họ.
Tuy nhiên, đến gần đây chúng ta không thể nào phớt lờ đi một chuỗi những ứng dụng được thiết kế đẹp mắt - đặc biệt trên iOS, một nền tảng không phải của Google. Google+, YouTube, Gmail và Maps rất nhất quán và đẹp mắt – khác hẳn với những nỗ lực trước đây của Google hay của Apple.
Chúng tôi đã đến Google để tìm người chịu trách nhiệm cho hướng thiết kế mới, nhưng điều kì lạ là người đó không hề tồn tại mà thay vào đó là một nhóm nhỏ những nhà thiết kế.
 Dự án Kennedy đã rời bệ phóng
Đâu sẽ là diện mạo nhất quán cho Google?

tai thiet ke google , ceo larry page da lam the nao
Hướng đi đầu tiên của Page đã rất rõ ràng khi ông vừa nhận chức. Jon Wiley – thiết kế trưởng của Google Search – nhớ lại. “Larry nói ‘này mọi người, chúng ta sẽ thiết kế lại tất cả sản phẩm’”. Wiley và nhóm của mình chỉ có 2 tháng để đem đến cho Google một chiếc áo mới với màu sắc tươi sáng hơn, đồng thời nghĩ về hình ảnh của Google trong mắt người dùng từ trước đến nay. “Chúng tôi được yêu cầu phải khiến mọi thứ trông thật hoàn hảo”, Wiley nói.
Đây không phải là lần đầu những nhà thiết kế của Google cố gắng liên kết những ngôn ngữ thiết kế của những sản phẩm lại với nhau, nhưng là lần đầu tiên thành công rực rỡ. “Trước đây đã có những nhóm thiết kế nói rằng họ sẽ ‘tập hợp tất cả những quả trứng vàng của Google dưới cùng một thiết kế đẹp mắt’, nhưng bởi vì cách mà Google kết nối họ đã khiến mỗi nhóm gặp khó khăn trong việc hiện thực hóa điều đó”, Wiley nói. Không phải vì trước đó Google không có nhà thiết kế, mà bởi vì họ không đi về cùng một hướng và không đủ quyền hành cần thiết.
“Khi tôi đến với Google năm năm trước, ở đây không hề có cái gọi là ngôn ngữ thiết kế chung”, Andrey Doronichev, nhà quản lý sản phẩm cao cấp cho YouTube Mobile cho biết, “chúng tôi luôn muốn tạo ra những ứng dụng đẹp mắt, nhưng những ưu tiên của mỗi nhóm lại khác nhau”. Wiley nói, “một thiết kế mang tính vĩ mô ‘đòi hỏi tầm nhìn của CEO’, người có thể kết nối toàn bộ công ty và khiến nó hoạt động hiệu quả”. Wiley gọi hướng thiết kế mới của Google là Kennedy, bắt nguồn từ chiến lược “moon shot” của Page để nghĩ ra những sản phẩm mới.
Những nhà thiết kế cấp cao của ngồi lại để quyết định một số nguyên tắc thiết kế áp dụng chung cho những sản phẩm đang được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người. Có cả những “sự trợ giúp từ bên ngoài” của Phòng thí nghiệm sáng tạo Google, theo như Wiley nhắc đến trong buổi nói chuyện 2011 với tiêu đề “Whoa, Google có nhà thiết kế!”Phòng thí nghiệm sáng tạo là một tập hợp của những nhà thiết kế hàng đầu tại những cở sở ở New York, được biết đến với những thiết kế marketing có một không hai như một quảng cáo Super Bowl hay video ca nhạc sáng tạo Arcade Fire. Page kết nối Phòng thí nghiệm sáng tạo với những nhà thiết kế còn lại của Google để tạo nên một diên mạo mới. Không như Apple, Google sẵn sàng làm việc với những bộ phận bên ngoài trong thiết kế, và điều đó đóng vai trò quan trọng trong sự sáng tạo của Kennedy. Page hỏi họ: “Đâu sẽ là diện mạo nhất quán cho Google?”
“Chúng tôi được yêu cầu phải khiến mọi thứ trông thật hoàn hảo”
Diện mạo mới này lấy điểm nhấn là độ mịn trong một không gian trắng, sạch, nhiều lợi ích và trên hết là đơn giản. “Tại Google, chúng tôi muốn tiến nhanh, nên những sản phẩm khác nhau phát triển theo cách riêng của chúng”, Wiley nói, và vậy nên trước Kennedy họ đã không có một chuẩn thiết kế riêng giữa những bộ phận khác nhau. “Chúng tôi đã có nhiều sản phẩm đơn giản và có ích, nên cần chuyển trọng tâm sang việc khiến những sản phẩm này đẹp mắt và nhất quán hơn”.
Tạo nên một diện mạo chung cho thiết kế là bước đầu tiên nhưng những nhà thiết kế phải biết cách thực hiện nó. “Chúng tôi ngồi xuống, khóa cửa phòng, và chỉnh sửa trên những thiết kế nhanh nhất có thể”, Wiley nói năm 2011, “[chúng tôi] tạo nên những sự liên kết trong thiết kế và sau đó đưa vào quá trình ‘sản phẩm hóa’ cùng những nhóm kỹ sư”.
Cuối tháng sáu năm 2011, chỉ ba tháng sau khi Page nhận chức CEO, Google đã đưa ra những bản đẹp cho Google Search, Google Maps, Gmail và Calendar. Sau hơn một năm rưỡi, Google đưa ra Google Now, và một loạt những ứng dụng iOS bất ngờ như Google+, YouTube Capture, Chrome và Maps, chúng đều theo sát với những bản cũ, nhưng có sự thay đổi giữa các bộ phận. Wiley gọi là những ý tưởng thiết kế đang đi theo cùng một hướng.
Matias Duarte, điều hành cấp cao về trải nghiệm người dùng Android, nói: “Google đang trong một cuộc cách mạng thiết kế”.
google design phai that hoan hao

Ban thiết kế
Chúng tôi trò chuyện với những nhà thiết kế tại Google, và tất cả đều có cùng một thông điệp: “Tại Google không có một cá nhân nào đảm nhiệm vai trò chỉ đạo thiết kế”, Wiley nói. Có thể Google không có Jony Ive, nhưng họ có một quá trình rất gắn kết giữa những bộ phận khác nhau khi đưa ra một thiết kế. Doronichev cho biết rằng “các nhóm đưa ra ý tưởng và chia sẻ thông tin, đảm bảo chắc chắn rằng chúng tôi đi đến cùng một ngôn ngữ thiết kế, vừa phù hợp với từng sản phẩm vừa giữ được hình ảnh chung”.
Nhưng điều này không phải tự nhiên có được. Có một nhóm nhỏ những nhà thiết kế ở New York gọi là Google UXA, tuyển dụng chỉ một số vị trí, nhưng vai trò tại Google lại không hề nhỏ. Nhóm UXA được hình thành từ dự án Kennedy, có nhiệm vụ “thiết kế và phát triển một mô hình UI thực sự có thể biến những ứng dụng của Google trở nên đẹp hơn, dễ sử dụng và nhất quán trong mắt người dùng”.
UXA làm việc thường xuyên với những trưởng nhóm thiết kế. Quy mô nhỏ và ít công khai khiến nó trở nên chuyên biệt, nó giúp những nhóm thiết kế làm việc tốt hơn với những bộ phận còn lại của Google, nơi mà sự hợp tác được đặt lên hàng đầu. Thực tế, Google không công khai từng người trong UXA, kể cả trong cuộc phỏng vấn này. Công bố cuộc tái thiết kế Kennedy đầu tiên được nhà điều hành Chris Wiggins tuyên bố trong blog của mình, ông nhắc đến những kế hoạch hướng đến “một chuỗi những cải tiến thiết kế trên tất cả những sản phẩm”, nhưng không hề đề cập đến bất kì cái tên nào. Nói đơn giản, ta có thể xem UXA là nhóm được thành lập rất nhanh, 3 tháng cho dự án Kennedy và trở thành một bộ phận quan trọng của Google . Và cũng như những tổ chức khác, nó hoạt động dựa trên tính chất thường ngày “chúng tôi gặp nhau, cùng ăn trưa và trò chuyện với nhau”, Wiley cho biết.
Darren Delaye, thiết kế trưởng của Google Maps dành cho di động, cho biết những nhà thiết kế cho các ứng dụng iOS khác nhau có “một buổi họp thường xuyên để bàn về những phản hồi nhận được”. Những buổi họp này không phải để đưa ra cái nhìn cuối cùng cho một ứng dụng nào, mà nó giúp tìm ra  hướng hướng đi. “Những nhà thiết kế nhận ngôn ngữ thiết kế chung và rồi kết hợp nó với nhu cầu của người dùng cho từng sản phẩm”, Wiley giải thích.
Mục đích là để “cân bằng sự trải nghiệm trên tất cả những sản phẩm Google với nhu cầu phát triển nhanh và đem đến những giải pháp tối ưu cho người dùng”. Chúng ta sẽ thấy những khác biệt giữa các sản phẩm do sự hoạt động độc lập giữa các bổ phận, nhưng bởi vì Google đã được tổ chức hóa nên cuối cùng mỗi ứng dụng đều cho thấy chúng thuộc về cùng một gia đình Google.

Now - tương lai của Google

Một điểm nhấn khác cho chiếc áo mới Google là sự phát triển của Google Now trên Android. Là một sản phẩm mới đầy tham vọng, Google Now“ bắt đầu như một dự án 20%”, giám đốc sản phẩm của Android, Hugo Barra cho biết vào tháng mười, nhưng giờ đây nó đã lớn mạnh hơn rất nhiều.
“Google Now là một ví dụ tuyệt vời khi nói về thiết kế và sự phát triển của văn hóa thiết kế tại Google”, Duarte nhận xét. Google Now kết hợp những đặc điểm khác nhau của Google dưới một giao diện “Android tự nhiên mà không mất đi tính đặc trưng của Google”. Để làm được điều đó, nhóm Android đã theo một quá trình giống như trong dự án Kennedy: kết nối toàn bộ công ty.
Chúng tôi làm việc mật thiết với nhóm Search của Jon Wiley bởi họ đã và đang xây dựng nên một phần lớn trong Google Now – phần thông tin. Chúng tôi liên kết chặt chẽ với bộ phận Android ở London, họ chịu trách nhiệm cho phần tốc độ. Và chúng tôi có nhóm Android ở Mountain View, kẻ biết được vị trí của bạn. Chúng tôi cùng ngồi lại để tìm ra và cố gắng tạo nên những trải nghiệm đơn giản nhất có thể.

google design Matias Duarte
Duarte nhấn mạnh tầm quan trọng của cách trình bày trên Google Now. “Những khoảng không gian trắng được sử dụng triệt để chứ không phải những phân chia bề mặt thiếu chân thật. Chúng tôi dựa vào cách trình bày đơn giản trên nền trắng và những hình ảnh rộng để gây ấn tượng”. Đó là hình ảnh mới của Google sẽ được áp dụng trên khắp các sản phẩm di động.
Điểm nhấn thiết kế mà Duarte và nhóm của ông ấy chọn đã được sử dụng trước đó trong webOS: card. Những card trong Google Now cũng xuất hiện trong Google Search khi nó hiển thị kết quả “Knowledge Graph”. Trong cả hai trường hợp, có vẻ như card thể hiện thông tin mà Google đưa ra trực tiếp cho người dùng thay vì một loạt những đường dẫn xanh. Card giống như khái niệm kiến trúc truyền thống kết hợp form (biểu mẫu) và chức năng – để hình ảnh gắn kết với nội dung.
Xem nơi giao nhau giữa thông tin và giao diện phần mềm như những vật thể số hữu hình là một khái niệm cao cấp. Trải nghiệm thực sự trong việc sử dụng Google Now không mấy thuyết phục – card thường không đem lại chính xác cái mà người dùng trộng đợi và vẫn còn là một chặng đường dài để đạt được điều Page trông đợi. Sản phẩm có thể chưa đạt được đúng tham vọng của nó, nhưng dù vậy nó vẫn nhanh chóng trở thành ứng dụng di động tiềm năng của Google.
Liệu thiết kế của Google Now sẽ dẫn nó tới Android? Điều đó hoàn toàn là có thể. Duarte nói rằng Android chưa đến được nơi mà nó phải đến, “Tôi cảm thấy chỉ mới đi được 1/3 đoạn đường để hướng đến sự nhất quán, trách nhiệm và độ bóng mịn”. Holo, hướng thiết kế cho Android, đủ linh hoạt để giải quyết những lệnh thiết kế trên Google Now. Từ khi Holo nhận được “yêu cầu đầy thử thách là không thúc đẩy mọi người dùng nhìn giống nhau và cảm nhận giống nhau”, nó đồng thời lý giải tại sao có thiếu sự nhất quán trong Android và tại sao điều đó sẽ nhanh chóng thay đổi. Nhưng trong khi chúng ta chờ đợi để xem liệu phần tiếp theo của Android có thể nâng cấp diện mạo và trải nghiệm của Google Now hay không thì những ứng dụng iOS của Google đang làm được điều đó.
thiet ke google tren android

Phân bổ thiết kế

Những card của Google Now, cùng với bản gốc được đưa ra trong Kennedy, tạo nên xu hướng chủ đạo cho hầu hết những mẫu tái thiết kế năm 2012 – cấu trúc hiện đại cho nội dung tránh những hiệu ứng drop shadow không cần thiết để dành chỗ cho những bản màu tươi sáng và những kiểu chữ rõ ràng như Helvetica Neue (iOS) và Roboto (Android). Những card hiện diện rõ ràng nhất trên Google Now, nhưng cũng đã có mặt trong những giao diện khác từ kết quả tra cứu Knowledge Graph đến những profile Google+ hay Google Maps trên iOS.
“Làm sao để thể hiện những cái tuyệt vời trong thiết kế của Google ở mọi nơi?”, Wiley hỏi. Kết quả là một giao diện như Gmail mới “không hề bày ra những cái người dùng không cần” và nhấn mạnh vào sự đơn giản. Những lệnh như Archive, Report Spam và Delete bây giờ chỉ xuất hiện một khi bạn đã chọn một hay nhiều email – một quyết định rất hợp lý và đồng thời cũng đem lại sự gọn gàng.
googleredesign_JasonCornwell
Google định hướng trở thành “một không gian số” thay vì “tạo ra hình ảnh đại diện cho những vật thể”. Wiley cho biết. Nó nằm giữa xu hướng skeuomorphism (tái tạo) của Apple và ‘Metro’ của Microsoft. Google bản mới có chiều sâu được tạo nên từ những lựa chọn thiết kế tinh tế, chuyển trọng tâm đến nội dung như kết quả tìm kiếm, email và những post trên Google+.
Thử thách lớn nhất là thiết kế một giao diện phù hợp với tất cả các hệ điều hành – Windows, Mac, Android và iOS – trong khi vẫn đem lại cảm giác rằng thiết kế ấy là chuyên biệt cho mỗi loại. Trưởng thiết kế cho Gmail, Jason Cornwell nói rằng “mục đích không phải khiến Gmail giống nhau trên tất cả web, Android và iOS mà là kết nối những thành phần tạo nên những hệ điều hành này với hướng khái niệm mà Gmail đang đẩy mạnh”.
Gmail 1.0 cho iOS đã từng có rất nhiều lỗi thiết kế, nhưng qua thời gian được nâng cấp thường xuyên lên Gmail 2.0– mảnh và nhanh hơn. “Chúng tôi dành thời gian [cho Gmail 2.0 trên iOS để sửa đổi những chi tiết”, Cornwell và những người khác được phỏng vấn có cùng quan điểm. Quyết định xem những ứng dụng của Google sẽ trông như thế nào trên iOS rất tốn thời gian, cái bạn đang thấy là kết quả của vô vàn nỗ lực giữa những nhóm khác nhau để đưa ra được một lời tuyên bố cuối cùng cho thiết kế”.
Tuy nhiên, không giống với những gì Google+ đang làm, và cũng là một ví dụ khác cho sự liên kết thiết kế trong Google: một nhà thiết kế cho Google+ trên iOS đưa ra một ý tưởng tuyệt vời, và nhận được sự đồng thuận tuyệt đối từ các nhà thiết kế khác. Google Maps là đại diện cho hướng thiết kế mới của Google trên iOS, và nhóm Maps bắt đầu lại từ đầu. “Đó là một món quà tuyệt vời, chúng tôi có thể thử nghiệm, bắt đầu và đưa ra những thứ hoàn toàn mới”, Darren Delaye cho biết.
Kết quả, Google Maps trên iOS, là một ứng dụng bao gồm nhiều thành phần của Kennedy, Google Now và Google.com. Delaye nói “Chúng tôi sử dụng những cards, trắng trên nền trắng, và những soft shadow để phân biệt sự khác nhau giữa những thành phần của UI. Nhiều người sẽ đồng ý rằng Maps trên iOS trông đẹp hơn Maps cho Android, nhưng Delaye cho rằng những ứng dụng này là hai mặt của một đồng xu, phản ánh Google trong những giai đoạn thời gian khác nhau. Ông đánh giá thành công của Maps không chỉ ở chỗ nó trông thế nào, mà còn về tốc độ. “Cần phải có bao nhiêu bước? Người dùng phải nghĩ gì khi thực hiện từng bước? Họ phải chờ bao lâu?” Delaye thêm một khung ETA vào Maps cho iPhone xuất hiện ngay lúc người dùng hỏi hướng đi.
Được đưa ra gần đây, Maps là tiêu biểu cho đòi hỏi của Page: đơn giản, tiện dụng và đẹp mắt. Nó chứa đựng xu hướng mới tại Google: sự liên kết giữa các nền tảng (platform), nhóm thực hiện và ứng dụng. Mỗi khi một ứng dụng được đưa ra, ta dễ dàng thấy được bài học thiết kế cho cái tiếp theo. Wiley giải thích khi một ý tưởng thiết kế mới nào cho thấy được tiềm năng thì ngay lập tức được cân nhắc, và nếu nó phù hợp cho cả những sản phẩm khác thì Google sẽ xây dựng nó trở thành một ngôn ngữ thiết kế chung. Đó là “một nét đặc trưng của văn hóa mở”.
Mỗi người chúng tôi phỏng vấn đều lặp lại như một câu thần chú “một Google đơn giản, đẹp và ứng dụng cao” – mặc dù vị trí của ba từ này có chút thay đổi.
google ceo larry page
Google CEO Larry Page

Kế thừa và Tái cấu trúc

Vài năm trước đây, những ứng dụng của Google có rất ít sự đồng nhất. Chúng đều được tạo ra bởi Google, nhưng những nối kết lại khá lỏng lẻo ngoại trừ điểm chung là đều chứa chữ cái g. Khi Larry Page còn đảm nhiệm vai trò giám đốc sản phẩm, có lẽ ông đã nhận ra được rằng công ty cần có một lời tuyên bố chung về thiết kế, chứ không phải là những khung phải chính xác 4 pixels. “Chúng tôi chậm rãi bắt đầu xây dựng một văn hóa thiết kế cho toàn bộ Google, từng bộ phận riêng biệt, nhưng ngày càng có sự gắn kết trong đối thoại, sự thân thiết và hợp tác”, Duarte nói. Nếu không có cuộc tái cấu trúc toàn diện của Page lấy trọng tâm vào bảy sự phân chia sản phẩm, những bước tiến và khái niệm thiết kế mới sẽ chẳng thể nào thành công. Nếu không có một nhóm trọng tâm làm việc cùng những bộ phận khác nhau để giữ một diện mạo nhất quán thì tất cả sẽ rối tung lên hết.
Trái ngược với thời mà Eric Schmidt còn làm CEO với những sản phẩm lấy dữ liệu làm trọng tâm và thiết kế được tiêu chuẩn hóa, Google thời Page sẵn lòng để con người đưa ra những quyết định thiết kế thay vì nhờ vào những thuật toán. “Tại một số thời điểm cần phải quan tâm đến việc giải quyết lượng dữ liệu, nhưng khi đã đủ lớn mạnh, chúng tôi bắt đầu tập trung vào những thứ nhỏ hơn”, Doronichev cho biết. Những sản phẩm mà Google đã tạo nên trong một năm rưỡi qua đã thể hiện được tính cạnh tranh rất tốt với nhiều sản phẩm khác trên web, Android và iOS.
Google đã làm theo đúng cách của nó. Larry Page nhấn mạnh vào thiết kế, nhưng thay vì chia nhỏ quản lý, ông giao quyền quyết định cho những nhà thiết kế. Họ liên làm việc dưới một Google điển hình: kỉ luật chéo, tính chất thường ngày nhưng vẫn hướng đến mục tiêu.
Nếu dưới thời Eric Schmidt, Goole được biết đến như “một kẻ không ác độc”, Google của Page sẽ sớm được định nghĩa là “gã khổng lồ chẳng hề xấu xí”.
nhung cot moc thay doi google

Theo Dieter Bohn và Ellis Hamburger, Theverge.com/TheBusiness

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Video trực tuyến thách thức quảng cáo truyền hình như thế nào?


[SCT] - Đã từng nắm giữ vị trí bá chủ trong ngành quảng cáo nhiều năm liền nhưng quảng cáo truyền hình hiện đang đối mặt với thách thức mà video trực tuyến mang lại.
Thu hút người xem
Số lượng người xem video trực tuyến đang tăng rất nhanh. Báo cáo của ComScore (một trong những công ty hàng đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả tiếp thị trực tuyến) tại Mỹ tháng 6/2012 cho thấy có hơn 180 triệu người sử dụng Internet xem video online trong vòng 1 tháng. Con số này chiếm gần 58% dân số Mỹ ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, trong 33 tỷ video được xem có đến gần 11 tỷ là video quảng cáo.
Quảng cáo Video trực tuyến – thách thức truyền hình, Công nghệ thông tin,
Báo cáo thống kê của ComScore về Online Video Ad tại Mỹ 6/2012
Thêm vào đó, thời gian trung bình mỗi user dành để xem video trực tuyến là khoảng 21,9 giờ tăng đến 15.9 giờ ( tăng 38%) so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi thời gian xem video trực tuyến tăng lên thì thời lượng mà họ giành cho TV giảm hẳn xuống. Điều đó có nghĩa rằng, việc truyền tải thông điệp đến khách hàng sẽ hạn chế hơn nếu sử dụng kênh quảng cáo truyền hình hơn là video trực tuyến.
Thu hút ngân sách quảng cáo
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường tại Mỹ – Emarketer: “Dòng chảy ngân sách quảng cáo truyền hình đang chuyển dần sang quảng cáo trực tuyến” . Cụ thể hơn, công ty này cũng cho biết, ngân sách quảng cáo cho Video online tại Mỹ dự báo sẽ tăng gần 40% hết năm 2013, tiếp tục tăng 34,3% hết năm 2014, và đạt 7,11 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015. Thêm vào đó, những kết quả khảo sát được công bố cũng đưa ra: khoảng 2/3 (64 %) chuyên gia cho biết họ đang chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền hình sang quảng cáo video trực tuyến; cứ 10 chuyên gia có 6 người khẳng định video trực tuyến có hiệu quả ngang ngửa hoặc hơn quảng cáo truyền hình. Như vậy, ngân sách quảng cáo Video trực tuyến đã và đang tăng trưởng với những con số ấn tượng , đồng thời đe dọa trực tiếp đến ngân sách quảng cáo của truyền hình trong tương lai.
Quảng cáo Video trực tuyến – thách thức truyền hình, Công nghệ thông tin,
Báo cáo của Emarketer 6/2012
Đặc biệt hiệu quả về chất lượng
Một cuộc khảo sát của Neilsen cho thấy quảng cáo video trực tuyến hiệu quả hơn gần 20% so với quảng cáo trên truyền hình. Đây là báo cáo được Neilsen thực hiện tại Mỹ, đánh giá 238 thương hiệu bao gồm 412 sản phẩm và 951 quảng cáo trên truyền. Người dùng có thể nhớ được 65 % thương hiệu hoặc sản phẩm quảng cáo trên video trực tuyến trong khi quảng cáo trên truyền hình chỉ có 46%.
Quảng cáo Video trực tuyến – thách thức truyền hình, Công nghệ thông tin,
Báo cáo nielsen về so sánh hiệu quả Online Video và TV Ad
Như vậy, sự thay đổi về thói quen sử dụng của người dùng đang định vị chất lượng cho quảng cáo video trực tuyến. Người xem truyền hình đã quá ngắn ngẩm với các quảng cáo thụ động trên truyền hình, những TVC quảng cáo nối tiếp nhau cắt ngang chương trình họ yêu thích. Do đó, thái độ tiêu cực ngăn cản sự tiếp nhận thông tin, trong khi, quảng cáo video trực tuyến, họ có thể chọn những video mà họ muốn xem, thông tin được chủ động tiếp nhận và hiệu quả quảng cáo cao hơn là việc tất yếu.
Thêm vào đó, trong khi TVC quảng cáo vẫn được bật trên truyền hình, người xem truyền hình có thể tận dụng thời gian của họ làm những việc khác, khiến hình ảnh và thông điệp của doanh nghiệp bị bỏ qua, hiệu quả truyền thông đến người dùng không cao. Tuy nhiên, đối với những user ngồi trước màn hình và xem những video online mà họ yêu thích, họ rất ít khi để thời gian làm các việc khác, dĩ nhiên là thông điệp quảng cáo tiếp cận đến họ hiệu quả hơn rất nhiều.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy số lượng người xem và chất lượng các video trực tuyến. Các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính bảng … ngày càng hỗ trợ tốt hơn các video trực tuyến và ứng dụng đa phương tiện khác. Ti vi Internet và các yếu tố của xu hướng 3 màn hình gắn kết người dùng với Internet triệt để nhất tạo thành trào lưu mới cho video trực tuyến phát triển.
Như vậy, trên nền tảng công nghệ phát triển cộng với mô trường Internet mở rộng, số lượng video trực tuyến tăng kéo theo những con số khổng lồ về lượng người xem tạo điều kiện cho quảng cáo video trực tuyến phát triển và thách thức quảng cáo truyền hình. Để có thể tồn tại trong tương lai, quảng cáo truyền hình cần có những thay đổi cụ thể để phát triển hơn nữa.
Quảng cáo video trực tuyến ở Việt Nam – liệu có màu mỡ?
Việt Nam nằm trong top dẫn đầu về lượng truy cập video trực tuyến tại châu Á.Theo báo cáo của comScore 6/2012 vừa qua, Viêt Nam có khoảng 13 triệu người xem video trực tuyến. Trong số các nước châu Á – Thái Bình Dương được nghiên cứu, Việt Nam nằm trong số quốc gia có mật độ người xem video trực tuyến cao nhất, gần 90 % người sử dụng internet truy cập xem video trực tuyến so với mức độ trung bình 83,1% của thế giới.
Quảng cáo Video trực tuyến – thách thức truyền hình, Công nghệ thông tin,
Quảng cáo Video trực tuyến – thách thức truyền hình, Công nghệ thông tin,
Báo cáo ComScore về lượng truy cập Online Video 6/2012 tại Việt Nam
Xem video trực tuyến đang trở thành hoạt động ưa thích của những người sử dụng internet, lôi cuốn người dùng truy cập lâu hơn và quay lại để tiếp tục khám phá.Với mức độ yêu thích video trực tuyến cao hơn cả lướt web, đây là một cơ hội để tiếp cận không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp muốn quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của mình.
Nhận thấy tiềm năng to lớn từ đối tượng mục tiêu trên, Youtube và nhiều đơn vị khác trong nước như 24h, Dantri… đã và đang cung cấp dịch vụ quảng cáo video trực tuyến tại Việt Nam. Tuy nhiên, để quảng cáo video trực tuyến thực sự phát triển thì vẫn còn là một quá trình. Chắc chắn trong tương lai, khi các đơn vị quảng cáo cải tiến công nghệ, hệ thống đo lường và xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp vững vàng hơn, quảng cáo video trực tuyến sẽ là ưu tiên số trong sự lựa chọn của doanh nghiệp.
Nguồn: baomoi

Google+ vượt mặt Twitter trở thành mạng xã hội lớn thứ 2 thế giới


[SCT] - Theo báo cáo vừa được công bố của hãng nghiên cứu thị trường internet Global Web Index (Anh) thì mạng xã hội Google+ đã có bước nhảy vọt trong thời gian qua để trở thành mạng xã hội lớn thứ 2 trên thế giới, vượt qua “tiểu blog” Twitter, tuy nhiên vẫn kém xa so với Facebook.
Cụ thể, tính đến hết tháng 12/2012, Facebook có 693 triệu người dùng thường xuyên, còn Google+ xếp thứ 2 với 343 triệu người dùng thường xuyên. Mạng xã hội video Youtube lần đầu tiên góp mặt vào top 10 mạng xã hội có lượng người dùng thường xuyên nhiều nhất thế giới, với khoảng 280 triệu người. Twitter bị đẩy xuống đứng ở hạng 4 với lượng người dùng ít hơn không đáng kể so với Youtube.
Biểu đồ số lượng người dùng của 25 mạng xã hội lớn nhất thế giới
Biểu đồ số lượng người dùng của 25 mạng xã hội lớn nhất thế giới
Tuy nhiên, có sự chồng chéo trong việc thống kê số lượng người dùng giữa Google+ và Youtube, nhất là khi người dùng của 2 mạng xã hội này có thể sử dụng chung 1 tài khoản của Google. Nếu tổng hợp chung số lượng người dùng của 2 mạng xã hội này làm một, số lượng người dùng mạng xã hội của Google sẽ không thua kém bao nhiêu so với Facebook.
Global Web Index cũng lưu ý rằng đây là số liệu dựa trên thông tin về số lượng người dùng thường xuyên của các mạng xã hội này, là những người dùng có đăng nhập vào tài khoản trên mạng xã hội và hoạt động trong một khoản thời gian nhất định. Nếu tính về tổng số người dùng, hiện Facebook vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh với hơn 1 tỷ người dùng.
Tuy nhiên, trên thực tế các mạng xã hội luôn có “mánh khóe” để làm tăng lên số lượng người dùng hoạt động của mình, chẳng hạn với Facebook, chỉ cần một lần đăng nhập, các tài khoản sẽ được tự động lưu dưới chế độ đăng nhập trên trình duyệt web, ngay cả khi người dùng không truy cập trực tiếp vào Facebook. Điều này hiển nhiên người dùng sẽ ở chế độ “tài khoản hoạt động”, mặc dù họ không có một hoạt động cụ thể nào trên mạng xã hội này.
Tương tự, Google cũng đã tự động kết hợp các dịch vụ khác nhau của mình, như Gmail, Youtube, Google Docs… vào chung vào mạng xã hội Google+, để từ đó khi một tài khoản sử dụng dịch vụ nào của Google cũng tương tự  như tài khoản mạng xã hội Google+ của họ đang hoạt động.
Theo dự đoán của các nhà phân tích thị trường, con số người sử dụng của các mạng xã hội vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai, nhất là khi mạng xã hội đang được tích hợp vào rất nhiều trang web hay các ứng dụng và đang dần trở thành một xu thế không thể thiếu của cuộc sống hiện nay.
Bên cạnh đó, việc Google+ tăng trưởng đột biến về số lượng người dùng, cùng với việc Facebook vừa ra mắt công cụ tìm kiếm Graph Search, hứa hẹn một “cuộc chiến khốc liệt” giữa 2 “ông lớn” Google và Facebook trong tương lai.
T.Thủy
Theo Forbes

Ebay đã tăng trưởng nhờ đổi mới sản phẩm như thế nào?


[SCT] - Dù công ty đang ở giai đoạn nào trong vòng đời của nó, tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng. Hiển nhiên rằng nó có vai trò cốt yếu trong giai đoạn đầu của một công ty… nếu không công ty đó sẽ không tồn tại được lâu.

Các doanh nghiệp không tự lớn lên theo thời gian. Một trong những công việc quan trọng nhất của một giám đốc điều hành là xác định và theo đuổi một lộ trình tăng trưởng cho doanh nghiệp mình. Tại sao điều này lại quan trọng? Sự tăng trưởng thường nâng cao vị thế cạnh tranh, cũng cố các lợi thế về quy mô (economy of scale). Ngoài ra, mọi nhà đầu tư đều yêu sự tăng trưởng.
Hầu như tại tất cả các doanh nghiệp, ngay cả với các doanh nghiệp siêu tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng sẽ chững lại và giảm dần khi quy mô tăng lên. Hiệu ứng này như là một “lực hấp dẫn” và là trở ngại lớn ngay cả với những công ty tiềm năng nhất, trừ khi CEO có thể tìm ra một giải pháp để gia tốc tăng trưởng trở lại trong dài hạn.
Công việc điều hành thực sự đầu tiên tôi có là quản lý eBay Mỹ vào giữa những năm 2000, trong đó bao gồm cả trang web ebay.com. Hầu như tất cả doanh thu và lợi nhuận của eBay đều đến từ Mỹ vào lúc đó, và bất chấp sự tan vỡ của bong bóng Internet, cổ phiếu eBay vẫn đang là hàng nóng trên thị trường. Vì vậy, bạn có thể tưởng tượng được cảm giác khủng khiếp của tôi khi thị trường Mỹ thất bại trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng hàng tháng – lần đầu tiên trong suốt lịch sử phát triển của công ty – vào đúng tháng làm việc đầu tiên của tôi. “Lực hấp dẫn” bắt đầu cho thấy những dấu hiệu đầu tiên.
Chúng tôi đã nhanh chóng đề ra lộ trình tăng trưởng mới để chống lại cái bẫy này. Sau khi thu hẹp, chỉ còn các lựa chọn: tăng chi phí Marketing hoặc chi tiêu nó một cách hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm, hoặc mua một công ty khác.
Các chiến lược Marketing đã có một số hiệu quả nhất định, nhưng nhanh chóng chạm giới hạn. eBay vốn là một trong doanh nghiệp chi cho Marketing lớn nhất trên Internet và những gì có thể tối ưu thì đều đã được tiến hành. Các thương vụ M & A, mặt khác, khiến cho cả hai cảm thấy tuyệt vọng và lại do bộ phận khác quản lý. Vì vậy, chúng tôi nhanh chóng chuyển sự chú ý của mình vào việc đổi mới sản phẩm.
Một trong những nơi đầu tiên quan tâm là cách mà người dùng đang mua sắm. Ebay.com tại thời điểm đó chỉ cho phép mua và bán thông qua các cuộc đấu giá trực tuyến. Cộng đồng của chúng tôi cho rằng đây là “điều kì diệu” của riêng eBay, và rõ ràng nó đã giúp cho công ty có một khởi đầu hoàn hảo. Nhưng các cuộc đấu giá cũng đe dọa tới nhiều khách hàng tiềm năng của chúng tôi, những người bày tỏ mong muốn có được sự dễ dàng và đơn giản của một mức giá cố định. Thật thú vị là nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những người thường tham gia đấu giá trực tuyến chủ yếu là nam giới, những người đánh giá cao sự cạnh tranh của cuộc đấu giá. Vì vậy, đổi mới đầu tiên mà chúng tôi theo đuổi là bắt đầu bán hàng với giá cố định trên ebay.com, thứ mà chúng tôi gọi là “buy-it-now”.
“Buy-it-now” đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng cả eBay và ngay tại các trụ sở của eBay. Nhưng chúng tôi chấp nhận rủi ro… và theo thời gian, “Buy-it-now” đã bổ sung rất tốt cho hình thức đấu giá, kéo thêm nhiều người sử dụng mới và sản phẩm mới, cũng như trở thành đầu tàu quan trọng của sự tăng trưởng trong nhiều năm sau. Bây giờ, giá trị giao dịch từ mảng “buy-it-now” đã đạt 40 tỷ $, chiếm 62% tổng lượng giao dịch trên eBay.
Với thành công bước đầu, chúng tôi mạnh dạn thử nghiệm thêm nhiều sản phẩm khác. Sau khi giới thiệu tính năng cửa hàng, lượng sản phẩm được chào bán trên nền tảng của eBay đã tăng đáng kể. Chúng tôi cho người bán một số lựa chọn để làm nổi bật gian hàng của mình.Trải nghiệm giao dịch và thanh toán trên ebay.com được cải thiện đáng kể, bao gồm cả việc tích hợp  mượt mà với PayPal. Từng sự đổi mới nói trên đều đã đóng góp vào sự tăng trưởng của eBay, giúp cho “lực hấp dẫn” không có cơ hội hút xuống tôi xuống hố.
Quá trình sáng tạo dựa trên nền tảng cốt lõi cũng như bạn phết thêm nhiều lớp kem lên một cái nhân bánh vậy. Thay vì chỉ tập trung tối ưu lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bạn có thể triển khai các mô hình mới dựa trên nền tảng đã có sẵn – cái nhân bánh. Trong trường hợp của ebay.com: “buy-it-now”, các cửa hàng,  sự tích hợp PayPal đều là những những lớp mới trên nền tảng có sẵn: đấu giá trực tuyến.
Vậy những “lớp kem” mới này đã đem lại gì? Sau khi mở rộng sang thị trường quốc tế vào đầu những năm 2000, mua lại PayPal (nên nhớ rằng tăng trưởng ban đầu của PayPal là chủ yếu là từ thanh toán trên eBay). Chỉ sau vài năm, thị trường quốc tế và mảng thanh toán từ chỗ hầu như không có gì trong năm 2000 đã chiếm khoảng 60% doanh thu của công ty năm 2005. Kết quả là, tổng công ty tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi ban đầu:


Tăng trưởng doanh thu của Yelp
Và thị trường đã khen thưởng một cách hậu hĩnh cho sự tăng trưởng này. Dưới đây là giá cổ phiếu của eBay trong khoảng thời gian đó:

Chiến lược “phết kem” này tiếp tục được tôi áp dụng tại các công ty khác. Tại PayPal, chúng tôi đã mở rộng ra thị trường toàn cầu, mở dịch vụ dành hững người muốn sử dụng Paypal ngoài nền tảng eBay (gọi là “Merchant Services”), và bắt đầu cung cấp các khoản tín dụng.
Chúng tôi thậm chí đã thí điểm tính năng thanh toán qua di động trong năm 2006, mặc dù thị trường có vẻ không sẵn sàng cho sản phẩm đó tại thời điểm này cho lắm.
Tại OpenTable (dịch vụ đặt bàn trực tuyến), chúng tôi đã giới thiệu nhiều ứng dụng di động để đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho bữa tối, mở rộng ra tầm thế giới và đưa ra một sản phẩm mới có tên gọi là “Connect” giúp nhiều nhà hàng có thể kết nối với chúng tôi hơn, đồng thời phát triển các công cụ giúp nhà hàng thu hút thêm thực khách. Kết quả? Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm tăng từ 23% năm 2009 lên 44% trong năm 2010.
Hai ví dụ minh hoạ khác của sự thành công của phương pháp này đến từ hai trong số những công ty tăng trưởng thành công nhất trong thập kỷ qua: Apple và Amazon. Steve Jobs và nhóm nghiên cứu của Apple không ngừng bổ sung thêm các lớp mới tại Apple bên cạnh miếng bánh ban đầu của họ là máy tính, bao gồm iPod, iTunes, iPhone và iPad. Và Amazon trong những năm gần đây đã đổi mới một cách vô cùng khéo léo vượt ra ngoài mô hình kinh doanh hàng hóa, vốn là mô hình kinh doanh cốt lõi của họ, thêm vào các lớp như Prime, hàng kỹ thuật số, Amazon Web Services và Kindle và bây giờ là tablet Fire. Các công ty có quy mô rất lớn này đã có sự tăng trưởng bùng nổ hoàn toàn thông qua các đổi mới rực rỡ.
Các công ty trực truyến chiến thắng là những công ty vô cùng mạnh mẽ trong việc đổi mới sản phẩm. Họ đầu tư vào việc đó, tạo ra nền văn hóa hỗ trợ cho nó, vinh danh và khen thưởng nó. Tôi là một người có niềm tin tưởng lớn lao vào tiềm năng của sự đổi mới có thể mang đến cho toàn bộ các công ty, nhưng đặc biệt là với các công ty công nghệ. Điểm cốt lõi trong công việc của CEO là vượt lên những công việc hàng ngày để giữ cho tầm nhìn hướng ra xa khỏi đường chân trời, chủ động đưa ra các sáng kiến mới ở hiện tại để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp trong trong tương lai.
Theo Jeff Gordan, Partner tại Andreessen Horowitz/TheBusiness

Hà Nội: Sẽ phủ wifi miễn phí tại khu phố thông minh


[SCT] - Trao đổi với phóng viên ICTnews, bà Kim Lan Hương, Trưởng Phòng Ứng dụng CNTT, Sở TT&TT Hà Nội cho biết Hà Nội không thể phủ sóng wifi miễn phí trên phạm vi toàn thành phố như Đà Nẵng, Hội An, Hạ Long vì phạm vi của Hà Nội quá rộng.

thanh pho wifi ha noi
Việc phủ sóng wifi miễn phí sẽ giúp tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế cho thành phố. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Việc phủ sóng wifi miễn phí có thể kích thích phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cần xác định rõ nên phủ sóng ở địa điểm nào để tránh lãng phí bởi khoản đầu tư cho hệ thống wifi không nhỏ. Theo công bố cuối năm ngoái của Sở TT&TT Đà Nẵng, hệ thống kết nối không dây (wifi) trên toàn thành phố Đà Nẵng được đầu tư với tổng kinh phí lên tới 1 triệu USD. Với tiềm năng của một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế thì chi phí đầu tư này sẽ giúp đem lại một nguồn doanh thu lớn hơn rất nhiều từ hoạt động du lịch cho ngân sách thành phố.
Còn với Hà Nội, nếu không chọn đúng địa điểm thì rất có thể khoản đầu tư hệ thống wifi sẽ không đem lại lợi ích lớn, trong khi còn rất nhiều khoản chi khác cần được rót ngân sách đang “xếp hàng” chờ duyệt.
“Trong quy hoạch đang trình UBND thành phố, dự kiến Hà Nội sẽ chọn một khu phố để làm điểm xây dựng khu phố thông minh và phủ wifi miễn phí tại khu phố này để phục vụ du lịch và phát triển kinh tế. Có thể là một khu phố ở quận Hoàn Kiếm. Dự kiến cuối tháng 1/2013 hoặc sau Tết Âm lịch sẽ có quyết định phê duyệt quy hoạch này”, bà Hương chia sẻ.
Sau khi quy hoạch được duyệt, Sở TT&TT sẽ tham mưu lãnh đạo thành phố xây dựng những kế hoạch chi tiết hơn, trong đó xác định cụ thể thời điểm và địa điểm lắp đặt hệ thống trạm phát sóng wifi.
“Việc phủ sóng wifi miễn phí không thể tiến hành ngay trong năm 2013 vì chưa đủ tầm mà có thể phải đợi đến năm 2014 - 2015”, bà Hương cho biết thêm.
Nguồn:TheBusiness

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Ông Chu Tiến Dũng tái đắc cử Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM


[SCT] – Ban chấp hành mới nhiệm kỳ VI của Hội Tin học TP.HCM (HCA) đã tăng từ 17 người khóa V lên 19 người trong khóa VI và ông Chu Tiến Dũng tiếp tục giữ chức chủ tịch của hội.

đào tạo seo google
Ngày 25/01, tại TP.HCM, Hội Tin học TP.HCM đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VI (2013 – 2017), tại đại hội này, bên cạnh báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kỳ vừa qua, đại hội đã tiến hành thông qua dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động mới áp dụng theo nghị định 45/2010/NĐ-CP ban hành ngày 21/04/2010.
Ngay sau đó, đại hội đã tiến hành bầu ra ban chấp hành nhiệm kỳ VI, với 21 ứng cử viên được đề cử và đại hội đã chọn 19 người vào ban chấp hành. Trong đó, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty phần mềm Quang Trung (QTSC), tiếp tục tái đắc cử chức chủ tịch HCA, ông Vũ Anh Tuấn, giữ chức Tổng thư ký HCA.
Đồng thời ban chấp hành nhiệm kỳ mới cũng đã thông qua chương trình hoạt động năm 2013 của HCA, theo đó, hội sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện thường niên về thể thao, giao lưu, liên kết và phát triển CNTT các tỉnh, các chương trình hợp tác phát triển CNTT – TT…Đồng thời đưa ra các chương trình xúc tiến thị trường trong và ngoài nước.
Đặc biệt, HCA cũng sẽ phối hợp với Sở TT&TT TP.HCM để xây dựng chương trình CNTT 2012 – 2015; chương trình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp tại TP.HCM và các chương trình trong lĩnh vực CNTT do Sở chủ trì. Đồng thời cũng phối hợp với Bộ TT&TT phổ biến các chính sách mới, các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chương trình, hội thảo do Bộ chủ trì; thu thập các ý kiến , tổ chức các chương trình góp ý cho chính sách mới…
Nguồn:ICTnews