Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Những gợi ý đơn giản cho các trang TMĐT


[SCT] - Việc mua bán trên mạng thông thường gắn với việc tìm kiếm trên google hay amazon cho những thứ hàng hóa bạn cần, và sau đó là so sánh để tìm ra món hàng có giá hời nhất
Dù thế này hay thế khác, shopping online dường như không thể đem đến cho bạn cảm giác thích thú như khi bạn dành cả buổi chiều lang thang trên các phố mua sắm.

Thêm nữa, gặp gỡ bạn bè tại các khu trung tâm thương mại hay những thiên đường mua sắm sầm uất giúp con người giao lưu, xây dựng và phát triển những mối qua hệ tốt đẹp. Bạn không bao giờ biết trước mình sẽ thấy thứ gì tiếp theo, đi tìm kiếm khắp và bất chợp phát hiện ra một món đồ không thể tuyệt hơn, những khoảnh khắc bất ngờ ấy đem đến sự vui thích đặc biệt. Và câu hỏi là làm sao có thể đưa những trải nghiệm của thế giới thực vào mua sắm online? Cảm giác thích thú ấy trên thực tế hoàn toàn có thể được đưa vào thế giới ảo, và đây là 5 điều mà các nhà kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử nên chú ý trong chiến lược của mình.

Làm cho người dùng phấn khích

Liệu pháp tâm lý cho bán lẻ, tất cả chỉ là khám phá ra một sản phẩm làm khách hàng vui vẻ và bất ngờ, từ đó gợi lên những phản ứng và những cuộc nói chuyện đầy phấn khích, và đôi khi có phần kích động. Khi rất nhiều nhãn hàng thêm nút "muốn" vào danh sách sản phẩm, dữ liệu vài tháng trở lại đây cho thấy chức năng này hoạt động kém hiệu quả trong việc tạo nên các phản ứng dòng xã hội. Câu trả lời có thể là do khách hàng "muốn" mua gì thường gắn với một quá trình bán hàng hơn.

Chìa khóa ở đây là mang lại cho người dùng cảm giác phấn khích giống như khi họ mua sắm thực sự, và cho phép họ chia sẻ cảm xúc của mình với người khác nhanh chóng và dễ dàng.

Ví dụ như các công cụ mang tính xã hội của The Huffington Post: bên cạnh mỗi bài báo, bạn có thể click vào các nút "tuyệt vời", "kỳ lạ", hay "quan trọng". Các công cụ này thu hút và thú vị hơn nhiều so với các lời bình luận thông thường.

Giới thiệu: cái gì đang hot?
 
Nếu bạn có thể dễ dàng làm cho khách hàng thể hiện quan điểm của mình về sản phẩm, bạn cũng sẽ biết thứ gì đang hot nhất trong kho hàng của mình và từ đó giới thiệu những sản phẩm nổi bật. Bằng việc giới thiệu các xu hướng mới nhất, các doanh nghiệp có thể "lái" khách hàng của mình mua sản phẩm ngay cả khi họ chỉ truy cập một cách ngẫu nhiên. Điều này sẽ tạo ra một vòng lặp tự củng cố giúp giới thiệu sản phẩm rộng rãi tới khách hàng tiềm năng.

Ví dụ như trang bán hàng Wanelo giới thiệu sản phẩm thông qua việc đánh giá các sản phẩm được lưu nhiều nhất bởi người sử dụng. Càng nhiều khách hàng lưu trang web giới thiệu sản phẩm đó, sản phẩm càng có được vị trí cao trên trang chủ, điều này cho phép những người khác biết thứ gì đang hot trong cộng đồng Wanelo.

Giỏ hàng ư? Không cần thiết chút nào.

Đẩy giỏ hàng đi mua sắm là một trở ngại trong cả thế giới thực và ảo. Xã hội hóa thương mại tạo ra cách mua sắm theo dòng chảy xã hội, tất cả chỉ là sự tự phát, sự ngẫu nhiên, không phải mua sắm dựa theo một danh sách xác định. Hãy để khách hàng của bạn mua ngay lập tức sản phẩm đó. Điều này tạo nên doanh số lớn hơn nhiều so với việc để họ chất đầy giỏ hàng và sau đó có thời gian để suy nghĩ và dễ dàng quản lý, chọn lọc lại hàng hóa của mình.

Một ví dụ điển hình cho việc bán hàng ngay lập tức không qua giỏ hàng chính là sức mạnh từ "một cái click " của iTunes store.


Đi đầu cùng di động

Các phát hiện xã hội đến từ dòng chảy xã hội, và các dòng chảy này được cập nhật liên tục với tốc độ tăng dần trên các thiết bị di động. Thống kê một và tháng trước cho thấy Facebook được sử dụng nhiều trên di động hơn trên máy tính cá nhân, và người dùng Twitter thì dùng Twitter mobile nhiều hơn 6 lần trên Twitter.com.


Điều này có thể được áp dụng vào thương mại điện tử. Hành vi sử dụng điện thoại di động khác rất nhiều so với việc sử dụng máy tính. Với điện thoại di động, người dùng thích các mẩu tin nhỏ và vụn vặt hơn. Chính vì thế, hãy chắc chắn rằng các trải nghiệm thương mại điện tử trên di động của bạn có kích cỡ vừa đủ để mang tới cho khách hàng những phát hiện dễ dàng và thú vị.

Các nhà cung cấp có thể học hỏi từ Amazon's mobile shopping Flow (một ứng dụng di động của Amazon chuyên quét mã vạch sản phẩm). Đây là một ví dụ nổi bật về việc tiếp cận khách hàng dựa vào hành vi sử dụng đi động. Các ứng dụng mobile của Amazon chỉ là bản đơn giản của trang web chính thức và cho phép người dùng có thể vào và ra khá dễ dàng.

Dùng dữ liệu như "động lực cho phát hiện"
Ngành công nghiệp quảng cáo online từ lâu đã nắm vững nghệ thuật hành vi hướng tới mục tiêu: sử dụng dữ liệu về "con người làm gì khi online" để từ đó tác động trở lại: sở thích và thói quen của họ là gì, làm sao để mang tới nhiều tin quảng cáo có liên quan.

Thương mại điện tử hoàn toàn có thể thực hiện điều này khi hiện nay, với social commerce (thương mại dựa trên mạng xã hội), con người có thể chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình về sản phẩm. Càng nhiều người tương tác, càng có nhiều thông tin về khách hàng thích gì, khách hàng cần gì, và khách hàng quan tâm đến cái gì. Sử dụng những dữ liệu này,từ đó đặt quảng cáo vào những trang phù hợp, hướng tới khách hàng mục tiêu. Đi cùng việc đặt quảng cáo "đúng chỗ, đúng người", giúp khách hàng dễ dàng "phát hiện" ra sản phẩm mình cần, từ đó làm gia tăng doanh số. Cần lưu ý rằng sở thích và các mối quan tâm vượt ra ngoài các thống kê xã hội thông thường, và có thể đem tới hiệu quả ngoài mong đợi. Việc mua sắm từ đó cũng trở nên thú vị hơn bởi khách hàng được giới thiệu đúng sản phẩm mình thích.

Nguồn: Gik.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét